(Digital Nomad) là một công việc được phổ biến khi đại dịch Corona xuất hiện và đang là một xu hướng bùng nổ của giới trẻ hiện nay. Nếu bạn chưa hiểu về Digital Nomad là gì, hãy để Andy Bùi giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé
Vậy Digital Nomad là gì?
Digital nomad có nghĩa chỉ những người làm việc không có một nơi cố định. Thay vào đó họ thường xuyên di chuyển nhiều nơi và làm việc online thông qua các thiết bị công nghệ và sự hỗ trợ của mạng xã hội như: Email, Facebook, Zalo hay Telegram
Nghĩa đen của từ digital nomad là “dân du mục kỹ thuật số”. Câu nói “chỉ cần một chiếc laptop và wifi” chính là dành cho những con người này. Họ có thể lựa chọn địa điểm làm việc tuỳ ý. Những công việc thuận lợi cho digital nomad thường là các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế website, lập dự án, IT, marketing, giáo dục, du lịch v.v.
Có thể làm việc ở bất cứ đâu mà họ di chuyển tới. Đó có thể là khách sạn, quán cà phê, thư viện, không gian làm việc chung miễn có có thiết bị thông minh và kết nối mạng hay thậm chí một nơi nào đó mà họ muốn “sống thử”
Thật tế, Digital Nomad là một thuật ngữ đã xuất hiện rất sớm tại các nước phát triển như phương tây và Mỹ, vào khoảng thập niên 60. Vào năm 1983, Steve Roberts được xem là digital nomad đầu tiên. Anh còn được gọi là high-tech nomad. Suốt 8 năm từ 1983 đến 1991, Steve đã đi vòng quanh nước Mỹ trên một chiếc xe đạp được vi tính hoá và kết nối với internet mới có lúc bấy giờ. Anh miêu tả chiếc xe cũng giống như phòng làm việc của mình bên cạnh các địa điểm mà anh đi qua.
Thuật ngữ digital nomad được chính thức sử dụng đầu tiên trong cuốn sách Digital Nomad xuất bản năm 1997 bởi Tsugio Makimoto và David Manners. Về sau, khi internet ngày càng phổ biến và công nghệ phát triển, lối sống này càng được nhiều người biết đến. “Digital nomad là gì” cũng được tìm kiếm nhiều hơn.
Những công việc có thể làm:
Marketing
Viết lách (writing)
IT Nhân viên tư vấn (consultant)
Biên tập (editing)
Thiết kế đồ họa (design)
Quản lý dự án (project management)
Phát triển phần mềm (software development)
Dạy học/trợ giảng (teaching/tutor)
Trợ lý dự án (project assistant)
Dịch thuật (translation)
Tuyển dụng (recruiting & HR)
Bán hàng (sales)
Cố vấn chiến lược
Thiết kế, tối ưu website – Digital Marketing
Sau khi hiểu rõ, thì công việc digital nomad khá giống với freelancer, để phân biệt được hai khái niệm này, bạn cũng cần hiểu thế nào là freelancer.
Freelancer là những người làm việc độc lập, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở một mức giá nào đó. Hầu hết freelancer làm việc cùng một lúc cho nhiều khách hàng khác nhau.
Freelancer và digital nomad giống nhau ở địa điểm làm việc, thời gian của họ không nhất thiết phải cố định. Họ đều có thể làm việc ở nhà, quán cà phê, văn phòng chung, hay bất cứ đâu thuận tiện. Cả hai đều có lịch làm việc linh hoạt.
Thực ra, freelancer cũng là một loại công việc lý tưởng cho các digital nomad.
Sau khi 3 năm làm nghề, Andy cảm nhận ngành này như sau:
Giảm bị sự gò bó, quản lý của một địa điểm như: văn phòng, công ty, sếp…bạn có thể hoàn toàn tự chủ thời gian làm việc của bản thân mỗi ngày ít hay nhiều điều do bạn sắp xếp, cốt lỗi công việc được giao đúng tiến độ là được.
Góp phần tăng năng suất lao động với những typ người có chỉ số cảm xúc EQ cao hơn, có thể vừa làm việc vừa thưởng ngoạn cảnh vật trên mỗi chuyến đi. Giờ giấc linh hoạt và lịch trình hiệu quả giúp họ có thêm nhiều thời gian cho sở thích của mình
Những mặc hạn chế của nghề: phải có kế hoạch tài chính cho bản thân, không có lương cố định. Sức khỏe hạn chế do bạn phải di chuyển, làm việc quá sức khi có cảm xúc tốt.
Như bài viết này, Andy đã tâm sự và chia sẻ để các bạn biết về công việc digital nomad là gì?
Chúc các bạn có một định hướng tương lai và công việc tốt đẹp
Andy Bùi
Trả lời